Vơ Đăng Hiền


Đương đời nhà Lê, vào khoảng niên hiệu Vĩnh Thọ , đời Vua Thần Tôn (1619-1643, 1649-1662, Vĩnh Thọ 1658-1661) là hồi nho phong đang thịnh, cát sĩ rất nhiều, như làng Mộ Trạch Hải Dương, khoa thi nào cũng đi đến tám chín người, mà ít ra cũng có bốn năm đỗ, đỗ liền liền măi, coi lấy làm thường. Đến năm Bính Ngọ, có quan Thái Sử là Nguyễn Văn Lễ, tính người liêm trực, ngài nghỉ trong làng Mộ Trạch, xưa nay đỗ nhiều như vậy, tất có tư gian, nhân xin làm chức đề điệu tỉnh Hải Dương, để khám xét.

Đến kỳ đệ tú, ngài bắt đào đất làm hố, bắt các sĩ tử, mỗi người ngồi trong một hố, che lều ở trên, để pḥng sự thi gian. Khi quan Đồng Khảo chấm văn xong đưa lại, ngài lại súc các quan phúc khảo xét kẽ xem quyển nào văn lư tinh thuần, cả quyển không dấu vết ǵ, mới được sự phê. Quan phúc khảo chọn được mười quyển, ngài b́nh lại cả, chỉ lấy sáu quyển thôi. Đến khi hợp phách, quyển ưu phân là ông Vũ Đăng Hiển, người làng Mộ Trạch nhất cử đổ thủ khoa, quyển đệ nhị đệ tứ cũng làng Mộ Trạch, c̣n ba quyển đệ tam, đệ ngũ, đệ lục, th́ người làng Cổ Âm Huyện Vĩnh Lại, Làng Ngọc Cục Huyện Đường An, và làng Lạc Thực huyện Thanh Lâm.

Một khoa đổ có sáu người, mà làng Mộ Trạch được một nửa, các quan lấy quyển ra xem, th́ văn lư ba quyển đều khác nhau, không bắc chước nhau ǵ cả, bấy giờ ông Lễ cũng phải ngợi khen, và mới tin đất Mộ Trạch là đất thế xuất danh nho, mà văn hành công khí thật hẳn không tư.

Sau ông Vũ Đăng Hiển ưu khoa, Hoành từ đỗ hội-thí, phú ưu phân quán tam trường, mà vẫn giận thanh vân chưa thỏa chí. Ông Hiển làm quan đến chức Tham Nghị Kinh Bắc, nhân nhà có cha mẹ già, xin từ quan về phụng dưỡng, mở trường dạy học, học tṛ ông thành thật rất nhiều, tôn ông là dương thế tôn sư.

 

Hoa Bằng

Trích ở Tạp Chí TRI-TÂN, số 35. 18 Fevriér 1942


 

top